Bạn thử nghĩ xem, trong cuộc họp, trong khi bạn đang trình bày vấn đề và muốn nhân viên của mình chú ý để sau đó đưa ra ý kiến. Nhưng bên dưới người thì tám chuyện, người thì làm việc riêng, có một vài người giống như đang chăm chú lắng nghe bạn nhưng thực sự là đang thả hồn ở đâu đó. Lúc đó tâm trạng của bạn như thế nào?
Contents
Nghe được bao nhiêu phần trăm người khác nói
Mục đích của lắng nghe là gì? Để biết thêm thông tin, hiểu được những lời người khác nói hay giải trí, học hỏi… Nhiều người nghĩ rằng khả năng nghe của mình đã rất tốt rồi. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây thì con người chỉ có thể nhớ khoảng 25 – 50% những gì mà người đối diện nói mỗi ngày. Ví dụ trong 10 phút nói chuyện với vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp thì bạn chỉ nghe và nhớ khoảng 1-5 phút. Và ngược lại, họ cũng không hoàn toàn lắng nghe hết những gì bạn nói.
Vì sao nên lắng nghe?
Lắng nghe là một kĩ năng hết sức quan trọng cần phải trau dồi. Nếu bạn là một người có kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ cải thiện được rất nhiều điều. Bạn nghe tốt và làm đúng theo yêu cầu sẽ có năng suất tốt, dễ dàng thương lượng với khách hàng. Và đặc biệt là nghe tốt sẽ giúp bạn tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.
Trở thành người biết lắng nghe?
Để trở thành một người biết cách lắng nghe thì hãy nên thực hành thường xuyên. Cố gắng nghe toàn bộ câu chuyện của người khác nói. Đặt trường hợp nếu mình không chú ý lắng nghe thì người khác có còn hào hứng để kể không. Thật ra thì chẳng ai muốn nói chuyện với một bức tường cả.
Nếu bạn là người nghe thì nên tôn trọng người nói bằng cách lắng nghe họ cẩn thận, không để bản thân bị chi phối những thứ xung quanh, nhanh chóng trả lời khi họ đặt câu hỏi. Đó là những phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần biết.
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe không hề là một công việc đơn giản như bạn tưởng tượng. Vì vậy, làm cách nào để người khác có thể cảm nhận được bạn đang lắng nghe họ nói. Những cử chỉ đơn giản, như một cái gật đầu nhẹ, một cái chớp mắt hay đơn giản là những dấu hiệu khác để cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe. Nên có những câu hỏi khéo léo làm sao để người nói cung cấp đầy đủ những thông tin mà bạn cần. Thỉnh thoảng cũng nên có những câu hỏi hoặc một lời bình luận có liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện cho biết bạn hiểu rất rõ những gì người kia nói.
Tôn trọng người khác thì mình sẽ được tôn trọng lại. Việc lắng nghe người khác cũng là một cách để tạo được mối quan hệ với những người xung quanh và để lại được ấn tượng tốt hơn.
Hy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn sẽ học được cách chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn nữa.